Các
bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ
"Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới.
"Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo
nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
"Hiếu"
là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói
nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các
em đã hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về
chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.
Trong
cuốn "Một nghìn lẻ một đêm" một nhà thông thái đã trả lời đám đông:
"Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Nhưng còn
một mặt khác, mà là mặt tích cực và phổ biến "Con khôn nở mặt mẹ cha"
"Một con một của", có ai từ. Gặp nhau người ta hỏi thăm nhau:
"Mấy trai máy gái rồi ?", chứ có hỏi: "Mấy của rồi ?"đâu.
Còn như câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" ngày nay liện còn đúng không ?
Theo: PhuNu
Ở những quốc gia khác nhau có những phong cách và lối sống
khác nhau. Đó là do sự ảnh hưởng của nền văn hóa mỗi nước. Ở Việt Nam, chúng ta
bị ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên lối sống, phong cách sống cũng
bị tác động không ít. Nhằm giới thiệu cho bạn đọc hiểu thêm về phong cách cũng
như lối sống ở Việt Nam, chuyên mục Phong cách – Lối sống Việt ra đời nhằm cung
cấp thêm những hiểu biết về phong cách, lối sống xa xưa của ông cha ta hay cái
hiện đại vốn có đang tồn tại này.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét