Tổ chức lễ cưới là một trong những
ngày có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng dân tộc, từng vùng, từng
giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Trải qua nhiều giai đoan
phát triển, người Ba Na chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững, tuy vẫn còn
những nét nguyên sơ nhưng vẫn mang những đặc sắc văn hóa riêng biệt.
Người dân tộc Ba Na sinh sống chủ yếu
tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Định, Phú Yên. Dân tộc Ba Na có
khoảng 10 vạn người, thuộc nhóm Môn-Khmer. Phong tục cưới hỏi của người Ba Na
có nhiều nét mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Trai gái người dân tộc Ba Na đến tuổi
trưởng thành đều có thể tự do chọn lựa bạn đời mà không cần đến cha mẹ. Tiêu
chuẩn chọn lựa bạn đời cô gái phải biết đan lát, dệt vải. Chàng trai phải trung
thực, khỏe mạnh, giỏi làm rẫy, trai có tài săn bắn, lấy củi. Để chính thức nên
duyên vợ chồng, đôi trai gái phải trải qua hai tục lễ bắt buộc là lễ trao vòng và
lễ cưới.
Lễ trao vòng
Lễ trao vòng trong tiếng Ba Na gọi là lễ “cật rêng”, có ý nghĩa
như lễ đính hôn ở miền xuôi. Khi đã chọn được người mà mình yêu thương, đôi
trai gái sẽ về thông báo cho hai bên gia đình biết. Theo phong tục của người Ba
Na, cha của chàng trai hỏi ý kiến của con trai mình, còn bà mẹ của cô gái thì hỏi
ý kiến của con gái mình. Nếu cả hai cùng đồng ý thì gia đình nhà trai tìm người
mai mối. Có một điểm đặc biệt, người mối lại là đàn ông biết ăn nói và thông thạo
các phong tục. Ông mối sẽ thay mặt nhà trai đến nhà gái để mời đến nhà trai để
làm lễ trao vòng cho đôi trai gái.
Trước sự chứng kiến của những người
hai gia đình, dưới sự hướng dẫn của ông mối, đôi trai gái lần lượt trao vòng
cho nhau. Chàng trai sẽ trao cho cô gái chiếc vòng nhôm, còn cô gái trao cho
chàng trai chiếc vòng đồng. Ngoài ra người Ba Na ở Kon Tum chàng trai có thể
trao cho cô gái vật đính hôn bằng một chuỗi hạt cườm đeo cổ. Đôi trai gái còn
có thể tặng những vật do chính tay mình tự làm ra. Khi đôi trai gái đã làm lễ
trao vòng, tuyệt đối không được có quan hệ yêu đương với những người khác. Nếu
vi phạm hoặc muốn thoái hôn, một trong hai bên phải bù thường lại danh dự cho bên kia bằng 1 con
lợn ba gang và 1 chiếc nồi đồng bay gang, bên cạnh đó còn phải trả cho ông mối
một con gà.
Lễ cưới
Trong tiếng Ba Na lễ cưới có tên gọi
là “pơ koong”. Lễ cưới thường được tổ chức vào dịp cuối năm, nghĩa là sau mùa
thu hoạch lúc đó người dân rảnh, lúa thóc đã đầy kho, trâu bò và gà đã đầy chuồng.
Đám cưới là một ngày hội của làng, được diễn ra trong vòng 1 ngày và thường được
tổ chức vào những ngày có trăng tròn. Hôn lễ được cử hành vào buổi chiều tại
nhà Rông.
Lễ vật cưới do nhà trai chuẩn bị bao
gồm: một con gà với bộ gan luộc chín và một đĩa tiết sống, một ché rượu cần.
Trước sự chứng kiến của dân làng và hai họ, đại diện dân làng làm lễ khấn báo với
thần bản mệnh của cộng đồng, lấy tiết gà bôi lên đầu cô dâu và chú rể. Tiếp đó,
ông mối cầm tay có đeo vòng của đôi tân hôn chạm vào nhau, bảo hai người ăn
chung một đùi gà, một miếng gan gà, uống chung một bát rượu cúng. Sau đó già
làng và ông mối chúc phúc cho đôi tân hôn.
Vào buổi tối, sau khi hôn lễ đã tổ chức
ở nhà Rông, đám cưới được tiếp tục tại hai gia đình với sự góp vui của toàn thể
dân làng. Mọi người cùng nhau quây quần bên ché rượu cần cùng ăn uống và nhảy
múa. Cha mẹ cô dâu, chú rể sẽ đi mời dân làng dùng rượu để tỏ lòng cám ơn dân
làng để đến chung vui cùng với hai bên gia đình. Khi đám cưới kết thúc, mọi người
đã ra về hết, ông mối dắt cô dâu về nhà trai, giao cho chú rể và tự tay trải
chiếu cho đôi tân hôn. Cô dâu và chú rể phải cùng nhau ăn chung một bữa cơm trước
khi đi ngủ. Để trả công cho ông mối theo phong tục của người Ba Na, qua ngày
hôm sau, hai gia đình sẽ lần lượt mời ông mối đến nhà để cám ơn và trả công.
Nét đẹp trong phong tục cưới của người
Ba Na là đôi trai gái sẽ tự do hôn trong hôn nhân, không bị cha mẹ ép buộc.
Tổng hợp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét