Với
người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách, vừa là thể hiện tình cảm
dân tộc độc đáo. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu
thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư , vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu,
sự khơi mở tình cảm.
Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau
hơn. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu,
bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước.
Cây
cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía
trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu
hiện của sự thái bình.
Miếng
trầu có mặt trong hầu hết các nghi lễ của người Việt Nam, từ cưới, hỏi, tang ma
đến việc làng, tế lễ, thậm chí trong những sinh hoạt thường thức hàng ngày. Người
Việt có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện”, gặp nhau tay bắt mặt mừng, có mời
nhau miếng trầu mới phải lễ nghĩa nhân gian.
Ăn trầu
cũng có dăm bảy cách ăn. Người xưa ăn trầu từ lúc tuổi độ chừng mười ba, mười bốn,
khi đã đủ lớn để cảm nhận vị cay nồng, the the mặn chát của một thú “ăn chơi”,
đó cũng là lúc lớn lên để cảm nhận dư vị cuộc đời. Ở mỗi vùng quê, người Việt lại
có những cách ăn trầu rất riêng.
Người ăn trầu đúng cách là phải ăn đủ bốn vị:
ngọt – đắng – cay – nồng, hòa quyện trong bốn thứ cau – trầu - vôi – vỏ. Người
Hà thành sành ăn đã đúc kết kinh nghiệm chọn nguyên liệu cho miếng trầu của
mình như sau:
“Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu chợ Dinh”
Theo: VNexpress
Việt Nam được mệnh danh là quốc gia có nền văn
hóa phong phú bậc nhất. Với những trang phục truyền thống vô cùng duyên dàng mà
không kém phần rực rỡ, đặc sắc. Việt Nam đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong
mắt nhiều du khách nước ngoài. Để các bạn hiểu rõ hơn về phong tục tập quán
cũng như các trang phục truyền thống của Việt Nam, Phong Tục Tập Quán đã ra đời.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét