Cách trả lời đơn giản nhất là xin để
lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem
trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít
khóc ít quấy, ao ước sắp tới con mình đẻ ra cũng được như thế thì xin một cái
áo, hay cái quần, cái tã cũ của đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con mình.
Xuất xứ là do một vài người làm, rồi bắt trước nhau, dần dần
là truyền ra thành phong tục. Nguyên ngày xưa, ta chưa có những thứ vải mỏng
mịn bán rộng rãi trong dân gian, thị trường toàn những vải thô bố lại nhuộm
nâu, thô cứng, trẻ sơ sinh da còn non mặc dễ bị xây xát, hài nhi càng mặc đồ
mới càng đau yếu. Nhà nghèo không sẵn tiền mua đã đành, nhà giàu cũng xin áo cũ
cho trẻ sơ sinh là vì lẽ ấy. Trẻ thì chóng lớn, quần áo thì lâu mới rách, chỉ
vài tháng sau đã quá cỡ, người ta không nỡ phá đi dùng vào việc khác nên cất
giữ lại, dành cho em út. Vì vậy, người cho áo cũng cảm thấy vinh dự được người
khác quý mến con mình và coi đứa bé sắp ra đời cũng có phần hơi hướng của mình.
Theo: Thanh Niên
Nước Việt Nam có 53 dân tộc với những phong tục tập
quán khác nhau. Mỗi nơi một nét văn hóa, đặc trưng riêng nhưng lại có nét tương
đồng để hòa hợp lại thành một nước Việt Nam đa sắc màu văn hóa. Làm thế nào để
lấy được tình cảm của người dân tộc Khơ-me? Làm sao để hiểu rõ người dân của mỗi
vùng ta qua?...Hãy để chuyên mục Phong tục tập quán giúp bạn làm điều đó. Cung
cấp đầy đủ những thông tin về phong tục của mỗi dân tộc, những phong tục từ xưa
đến nay của Việt Nam, chuyên mục Phong tục tập quán sẽ không làm bạn thất vọng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét