"Công cha như núi Thái
Sơn
Nghĩa mẹ
như nước trong nguồn chảy ra
Cho tròn
chữ hiếu mới là đạo con"
Tháng
bảy quay trở về với những cơn gió heo may cùng tiết trời dịu mát xua đi những
cơn nắng hanh hao rát bỏng. Tháng bảy , bất chợt ta khẽ trầm mình cùng những nốt
nhạc của thời gian- tháng bảy mang theo
ngày Vu Lan báo hiếu. Lúc này, là khoảng thời gian chúng ta nhớ về Cha-Mẹ về
công ơn của những bậc sinh thành mà đôi khi trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống
lắm lúc ta vô tình lãng quên xao nhãng.
Rằm
tháng bảy với ngày lễ Báo Hiếu đó là một ngày lễ lớn của Phật giáo. Và đối với
người Việt Nam đó là một ngày trọng đại để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục
của Cha-Mẹ của kiếp này và cả kiếp trước. Lễ này trùng với Tết Trung Nguyên của
người Hán và ngày Xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông. Vào
ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh
giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong
nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa
không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Những
ngày tháng bảy, người người nhà nhà trên đất nước Việt Nam lại thành kính bước
vào mùa Vu Lan Báo Hiếu. Các bà, các mẹ, các chị dù có bận đến đâu đi chăng nữa
cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ đầy, thành kính dâng lên tổ tiên, ban cho chúng sinh
và chuyển đi thông điệp nhân văn của cuộc sống: “ Hãy nghĩ về Cha- Mẹ, mở lòng
với mọi người để góp nhặt yêu thương”. Đối với tục lệ của người Việt từ xưa đến
nay, thì với ngày lễ Vu Lan bao giờ cũng phải cúng ở chùa trước rồi mới đến
cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm khi Mặt
trời lặn. Vào ngày này tức rằm tháng 7 hằng năm, mọi gia đình đều phải cúng hai
mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh ở trước sân nhà hoặc vỉa
hè. Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả vật dụng
làm cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật giống như là trên
dương gian sử dụng để cho người cõi Âm có cuộc sống tiện nghi và đầy đủ như ở
trên Dương thế. Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có quần áo chúng sinh với
đầy đủ các loại màu sắc, các loại bánh kẹo, gạo trộn lẫn với muối.
Những
ngày này, bạn sẽ không ngỡ ngàng khi thấy những hình ảnh những cụ ông cụ bà hay
các cô các bác đến cả những bạn trẻ đều thành kính và ngập trong xúc động khi
đón nhận những bông hồng cài áo. Bông hồng cài áo đó là một nét nhân văn trong
ngày lễ Vu Lan. Bông hồng là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Việc con cái gửi
chữ Hiếu đến bậc sinh thành bằng cách cài những bông hồng lên ngực thể hiện những
xúc cảm đặc biệt, đó là sự biết ơn, sự trân trọng và nâng niu. Những ai còn Cha
còn Mẹ khi báo hiếu sẽ cài một bông hoa màu hồng lên ngực còn những ai mất Cha
mất Mẹ thì sẽ cài một bông hồng màu trắng để thể hiện tình cảm của mình.
“
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng
để buồn lên mắt mẹ nghe không?”
Người
Việt Nam ngay từ xưa đã mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, nó được bồi đắp
gìn giữ từ đời này sang đời khác và đến bây giờ nó vẫn mãi giữ nguyên giá trị
cao đẹp ấy. Đặc biệt là “ tình nghĩa”. Tình mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng là thứ
tình cảm thiêng liêng và vô giá nhất. Công lao của Cha- Mẹ có lẽ đi hết suốt cuộc
đời này con cái chúng ta cũng không thể nào trả hết.
“ Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Vì
vậy, trong ngày lễ Vu Lan này, là dịp để con thể hiện tấm lòng đối với cha mẹ.
Là dịp để ta sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Đôi khi trong
nhịp sống tấp nập với những nỗi lo toan bộn bề, ta thả hồn mình về với gia đình
về trong vòng tay ấm áp của Cha Mẹ sẽ là liều thuốc tốt nhất để giúp ta có sức
mạnh đương đầu với mọi khó khăn. Cha Mẹ không cần tiền bạc của con cái mà họ chỉ
cần sự quan tâm, lo lắng của con lúc về già. Một câu hỏi han chứa đựng đầy tình
cảm còn hơn cả một núi tiền mà bạn gửi về cho cha mẹ để làm tròn chữ Hiếu.
Mùa
Vu Lan là một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nó nhắc nhở cho con cháu
phải luôn nhớ đến công ơn của Cha-Mẹ từng phút từng giây. Và đồng thời nhắn nhủ
với mọi người hãy hành động sao cho xứng đáng với tình yêu thương và sự tin tưởng
mà Cha- Mẹ dành cho ta. Đó chính là cách tốt nhất để thể hiện trọn chữ Hiếu
muôn đời.
Ái Linh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét