Lễ hội Xên
Mường là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người Thái, nhằm tưởng
nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường.
Lễ hội Xên
Mường – Nét đẹp văn hóa người Thái
Trong truyền
thống văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái, lễ hội đã trở thành những phong tục,
tập quán là những nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Cùng với bao lễ hội khác như: Lễ hội Cầu mùa; lễ hội Hạn Khuống; lễ hội Xíp xí;
lễ hội Hoa ban; lễ hội xang khan; lễ hội xòe chiêng; lễ hội Kin Pang Then... Lễ
hội “Xên Mường” đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng rất
quan trọng trong đời sống tinh thần của họ.
Theo sử sách
của người Thái cổ và truyền thuyết còn lưu đến ngày nay, lễ hội Xên Mường là tổ
chức cho cả huyện, Xên Bản tổ chức ở làng xã. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính
tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và
cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đất nước vinh hoa phồn thịnh…
Mỗi Mường chọn
địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người
Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước
cho toàn Mường. Tuy nhiên, người Thái Đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại
tổ chức ở một khu rừng cấm của Mường, nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là chỗ
"yên nghỉ" của những người đã khuất.
Người Thái
đen, sửa soạn vật hiến tế để làm lễ chính trong đông xên.
Ở Mường Lò,
ông mo Nghè- người trông coi thần quyền cho chủ Mường và Hội Phụ lão đứng ra tổ
chức lễ hội Xên Mường. Tại đây, lễ Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng
dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc
không còn nữa nên người Thái lấy áo của một vị lãnh đạo xã làm vật tế. Lễ vật
do người dân toàn Mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu.
Riêng người
Thái ở Yên Châu (Sơn La) thì tế trâu trắng. Điều lạ là, con trâu để Xên Mường
phải do chính mo Nghè đi tìm, ông thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết
con trâu đó của nhà ai. Người ta bảo khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng
yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc cho ông chỉ việc dắt trâu về
nơi tổ chức lễ hội. Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu
chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và
phù hộ cho dân Mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui. Trong những ngày lễ
hội đồng bào nơi đây có phong tục kiêng không được giã gạo, làm nhà, xẻ gỗ, vào
rừng lấy củi, săn bắt, hái lượm...
Trâu là vật
dùng để tế trong lễ hội
Lễ hội Xên
Mường được tổ chức tại xã Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình)- nơi được coi là thủ
phủ, điểm phát tích của người Thái di cư từ Bắc Hà về vào khoảng thế kỷ thứ
XIII. Trải qua bao biến cố lịch sử, các thế hệ Chúa đất người Thái đã có công
lao to lớn trong việc cùng với muôn dân khai khẩn đất đai lập nên bản, nên mường,
trở thành mảnh đất trù phú như ngày nay…Đây cũng là hoạt động góp phần tôn vinh
bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quảng bá giới thiệu lịch sử và tiềm năng
văn hóa du lịch của huyện.
Trong lễ hội
Xên Mường của người Thái không thể thiếu vũ điệu Khăn Piêu.
Dù tổ chức ở
địa phương nào, nhưng về cơ bản lễ hội Xên Mường không thể thiếu các nghi thức,
lễ chính mang đậm tín ngưỡng tâm linh của đồng bào dân tộc Thái như: giết vật
hiến tế, cướng lễ Xên Mường, Cắm Ta leo cổng Mường, lễ xin đánh trống khai hội,
lễ trả áo (cọp sửa), lễ tụ hồn dân Mường.
Ngoài ra, lễ
hội còn có nhiều các môn thể thao, trò chơi dân gian mang đậm sắc Thái bản địa
như ném còn, kéo co lý mường (tó lạ), đi cà kheo (chọ chẹ), leo cây (khửn may),
chọi cù, hát đối đáp… diễn ra trong các ngày lễ sẽ cho chúng ta thấy được những
khía cạnh vô cùng phong phú, đa dạng và sinh động của truyền thống văn hóa dân
tộc Thái.
Tổng hợp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét