Việc
hôn nhân của các cặp nam – nữ thanh niên khi trưởng thành, đã trở thành quy luật
và nguyên tắc chung chủa toàn xã hội nói chung, dân tộc Thái Điện Biên nói
riêng. Nam nữ thanh niên kết hôn là bước ngoặt của cả cuộc đời … họ sẵn sàng đến
chung sống với bạn đời trăm năm của mình để xây dựng tổ ấm gia đình? Do vậy giữa
hai gia đình nhà trai – gái sẽ có những quy ước với nhau rất chặt chẽ thể hiện
các nguyên tắc nghi lễ, nghi thức; nhất là về tư tưởng luôn thường đạo lý… khi
tổ chức lễ thành hôn cho đôi lứa thanh niên cặp vợ chồng, đã trở thành thuần
phong mỹ tục dân tộc Thái cho đến ngày nay.
Song
trong quá trình phát triển, các nghi lễ cưới hỏi dân tộc Thái nay đã chịu ảnh
hưởng và tiếp thu một số nội dung nghi lễ cưới hỏi theo trào lưu văn hoá mới của
xã hội. Tuy nhiên tiếp thu nội dung có tính chọn lọc và được Thái hoá, phù hợp
với các yếu tố kinh tế, xã hội, nhưng không làm mất đi bản sắc văn hoá Thái,
qua các bước cưới hỏi.
A.
PHONG TỤC ĂN HỎI:
Lấy
vợ, lấy chồng"bạn đời trăm năm" đối với dân tộc Thái là việc rất hệ
trọng, có ý nghĩa lớn đối với lứa đôi; hơn nữa thắt chặt mỗi quan hệ giữa hai
gia đình, hai họ nhà trai và nhà gái… Do vậy họ rất thận trọng trong việc kén rẻ,
kén dâu, nên có câu:
"Lấy vợ xem tông, tậu trâu xem
giống"
Song:
Gái yêu chỉ để trong tâm
Trai yêu quyết lấy bằng được!
Nhà
trai chủ động sang đặt vấn đề về đôi trai gái giữa hai gia đình:
I.
Sang thăm dò (Phay chám)
Bố
mẹ chàng trai nhờ mấy bà khéo ăn nói trong họ sang nhà gái chơi thăm (đi không)
nói chuyện vui đùa băng quơ về đôi trai gái đó: Thăm dò tìm hiểu về gia phong
dòng họ, tốt, xấu, quan hệ xã hội… gia đình nhà gái ra sao? thăm dò nói chuyện
xong thì xin phép về. Các bà báo cáo cuộc tiếp xúc bên nhà gái và có những lời
nhận xét tốt xấu… Bố mẹ nhà gái cững ưng thuận và nhà trai thấy được…
II.
Sang ướm hỏi (pay mai)
Nhà
trai xét thấy nhà gái là gia đình hoà thuận, có nề nếp, con cái ngoan, chăm chỉ
học hành… Do vậy đợt hai đi ướm hỏi, bố mẹ con trai nhờ ông (bà) mối đi theo để
thây mặt nhà trai thưa chuyện về luật tục xe duyên cho đôi trai gái… Nhà trai
mang sang một đôi gà (Trống + mái), hai chai rượu để làm bữa cơm tiếp bố mẹ nhà
gái. Sau khi vào mâm hai bên nhà trai, nhà gái chúc nhau vài chén rượu thì chuyển
sang nói chuyện về luật tục… đạo lý bản mường (xoay quanh về duyên số của đôi
trai gái)… ví dụ:
Nhà
trai:…
Muốn
được đến ở cậy nhờ bóng mát nơi cha mẹ
Xin
hầu đóm hầu lửa
Xin
lấy giống mài hoa
Day
mài tốt
Giống
vải đẹp sợi nhỏ "phứm xáo"
Muốn
được hạt giống về trồng
Muốn
được con gái của cha mẹ về dựng nhà dựng cửa!
Nhà
gái:…
Nói
chơi một tý đỡ buồn thôi chú!
Có
gì xin hãy nói thật
Mỗi
lần đến thăm
Một
lần đến ướm hỏi
Nếu
muốn lấy thật sự thì sao lại đến nữa
Hai
bên phải hỏi con mình cho kỹ đã
Muốn
ăn phải kiên tâm
Muốn
được phải kiên trì…
Thông
qua nói chuyện rất tế nhị, rất văn hoá hai gia đình đã hiểu ý nhau, nhất trí đồng
tình.
III.
Sang ăn hỏi đứt giá trầu cau
-
Nhà trai mang sang một đôi gà (trống + mái), hai chai rượu, hai gói vỏ chay,
hai gói trầu cau, ngoài ra rượu, thịt thêm đủ tiếp nhà gái.
1.
Mâm lễ trầu cau: được bày giữa sàn nhà, ông, bà, bố, mẹ bên nhà gái vào ngồi
phái đầu mâm, bên nhà trai ngồi phía cuối mâm; ông (bà) mối thay mặt nhà trai
thưa chuyện về luật tục xe duyên trai, gái khi trưởng thành phải xây dựng gia
đình… và bên nhà gái có lời đáp lại… (bà đối đáp xe duyên), ví dụ:
-
Nhà trai:
Như
chỗ cha mẹ đây
Là
nơi quen cũ, chốn gửi lòng
Nơi
phát tán rộng, "Lúng ta" cũ
Là
anh em thân hữu từ xưa
Mới
mở cửa rộng, cậy cửa đón
Bắc
cầu cho qua, bắc thang cho lên
Lên
đến nhà, đến cửa
Xin
mang gói trầu đến gửi
Gói
câu đếm dạm
Xin
được làm lễ đứt giá trầu cau với "Lúng ta"
-
Nhà gái:
Nhà
trai thưa với bố mẹ
Cha
mẹ chàng nhờ ông mối bà mai đến tạn nhà "Lúng ta"
Đưa
lời hay tiếng tốt
Có
gói trầu đến hỏi
Gói
cau đến dạm
Xin
làm lễ đứt giá trầu cau với "Lúng ta"
Kể
từ ngày, giờ này hai bên đã chính thức đặt vấn đề dứt điểm, không được thay
lòng đổi dạ, con trai, con gái như đã có vợ, có chồng… Hai gia đình thống nhất
ngày tốt, giờ đẹp để nhà trai sang nhà gái tổ chức cho hai con xong, nhà trai mở
gói trầu cau ra mời nhà gái và mọi người trong mâm chai một miếng trầu cau và tạm
kết thúc.
2.
Nhà trai tiếp rượu:
Thực
phẩm nhà trai mang sang và chủ động mổ, chế biến món ăn… bày mâm xong nhà trai
mời nhà gái vào mâm! Vị trí ngồi như mâm lễ trầu cau, nhà gái ngồi phía đầu
mâm, nhà trai ngồi phái dưới, phía yêu cầu người ta gả con gái cho mình, nhà
trai phải tiếp và hầu rượu nhà gái. Đại diện nhà trai tuyên bố lý do… và mời
nhà gái cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ nhau… sau đó nói chuyện về luật tục…
giống như ở mâm lễ trầu cau… ví dụ:
-
Nhà trai:
Lên
đến nhà đến cửa
Lẽ
ra:
Phải
có mâm cỗ đẹp, bàn cỗ to đặt xuống mời "lúng ta"
Có
đĩa đầu gà, cá gỏi tiếp đón bố mẹ bên này
Nhưng
chúng tôi là nhà trai còn nhiều khó khăn
Chỉ
có một chút gọi là theo lệ tục không thể bỏ qua
Xin"Lúng
ta"
Chua
đừng chê, ngọt đừng trách nhé…
-
Nhà gái:
Cha
mẹ, họ hàng của rể quý lên đến cửa đến nhà
Có
mâm cỗ to, bàn cỗ đẹp
Rót
rượu mời "Lúng ta"
Chúng
tôi bên họ nhà gái xin vui mừng đón nhận…. xin chúc
cho
bố mẹ, họ hàng của chàng rể mạnh khoẻ, sống lâu, làm ăn
phát
đạt…
B.
CÁC BƯỚC LỄ THÀNH HÔN:
Nhà
trai mang sang nhà gái đủ xính lễ, vật cưới thì tiến hành các bước theo phong tục:
I.
Lễ chải chăn đệm:
Đến
giờ tốt bốn bà đã được chọn, tiến hành thủ tục chải chăn đệm cho cô dâu chú rể,
nơi gian buồng cô dâu theo thứ tự: chải chiếu cô dâu trước đến chiếu chú rể chải
lên trên; đệm cô dâu đến đệm chú rể; ga đệm cô dâu đến ga đệm chú rể; hai gối
cô dâu chú rể đặt sát vào nhau, tiếp theo chân cô dâu chải xuống, chân chú rể
phủ lên trên.
Bốn
bà làm thủ tục chải đệm, cùng đó vừa có lời cầu may hạnh phúc cho cô dâu chú rể:
Chải
đệm cho dầy
Chải
chăn cho rộng
Chải
đệm rộng lấy con gái con trai nhé!
Cuối
cùng bốn bà mắc màn cưới rồi buông xuống chùm kín cả chăn đệm.
II.
Lễ búi tóc ngược (Thái đen)
Cử
một bà trong bốn bà chải chăn đệm cho cô dâu chú rể tiếp tục làm lễ búi tóc cho
cô dâu; Mâm lễ đặt phía gian phòng cô dâu gồm:
-
Đồ xích lễ búi tóc bố mẹ chồng đưa sang:
Hai
búi tóc độn, Một cái châm cài tóc bằng bạc, tám sải vải trắng tự dệt, tám sải vải
thổ cẩm, một sải thắt lưng tơ tằm, tiền nhiều ít tuỳ khả năng.
-
Tặng phẩm bố mẹ vợ mừng lễ búi tóc cho con gái:
Bốn
sải vải trắng tự dệt, bốn sải vải thổ cẩm, một sải thắt lưng tơ tầm, tiền nhiều
hay ít tuỳ khả năng, một cái lược, một bát nước lã… để chải tóc cô dâu
Mâm
lễ búi tóc chuẩn bị xong, cô gái sắp thành cô dâu, mặc váy áo đẹp và mặc áo dài
mới choàng ra ngoài; song bà mẹ cô gái dắt tay cô gái đến ngồi bệt xuống chiếu
trước mâm lễ búi tóc, có câu:
Ngồi
xổm, ngồi bệt xuống giữa nhà
Búi
tóc to đến duối giữa "quản"
Búi
tóc mượt đến duối giữa nhà…
Bà
mẹ thả duối tóc con gái xuống cho bên nhà trai tiến hành thủ tục búi tóc ngược
(tẳng cẩu), bà được chọn đến chải tóc duối xong, lại nằm tóc chải ngược lên, lấy
hai búi tóc độn trong mầm lễ độn thêm, sau đó búi tóc lên trên đỉnh đầu cô dâu
cưới chồng; tiếp theo lấy trâm bạc trong mâm lễ cài lên búi tóc, lấy vòng cổ,
vòng tay đeo cho cô dâu (nếu có).
Xong
lễ búi tóc, bà mối thay mặt nhà trai có lời cảm ơn nhà gái đã có sự quan tâm, đồng
tình ủng hộ, tạo điều kiện cho nhà trai tiến hành làm lễ cho hai con đạt kết quả
tốt đẹp, thành vợ, thành chồng; Nói xong họ đẩy đôi vợ chồng mới vào trong màn
cưới, một lúc sau mới được ra khỏi màn và đi tiếp khách bình thường.
III.
Xướng lễ báo ma nhà:
Là
phong tục không thể thiếu của dân tộc Thái, báo với tổ tiên…… Ví dụ:
Không
nói không biết việc
Không
xưng không biết tên
Không
biết tên với bà "Liếng"
Không
biết việc với con cái
Nàng
"A" là chủ áo này
Bây
giờ họ nhà trai đã tìm kiếm được
Có
rượu, lợn, trầu cau đến báo ma nhà tổ tiên……..
Đưa
hai vợ chồng trẻ đến lậy, ra mắt tổ tiên, mà nhà!
Chàng
"B" con người ta giờ thành con rể tổ tiên nhà gái, hãy phù hộ cho đôi
vợ chồng trẻ có con trai con gái với nhau, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý…
(hai
vợ chồng trẻ lậy xuống một lậy)
IV.
Rượu mừng lễ thành hôn:
Mo
xướng lễ ma nhà xong! nhà trai cũng bày cỗ xong và mời khách hai họ nhà trai và
nhà gái…….. cùng vào mâm, chủ hôn tuyên bố lý do; Hai gia đình nhà trai, nhà
gái cùng nâng chén rượu chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ…. sau đó ăn mừng
xong là kết thúc!
Sưu tầm
Hiện nay dân tộc Thái Điện Biên đa số thực hiện theo phong tục
cưới hỏi như trên; Tiến hành các bước nhanh gọn, nhưng rất nghiêm túc và đầy đủ
thủ tục, lời đối đáp, khuyên bảo hài hoà tế nhị, có bài bản đặm đà bản sắc dân
tộc như: Các bước ăn hỏi, nhất là tổ chức lễ thành hôn: Lễ chải chăn đệm cho cô
dâu chú rể; lễ búi tóc ngược (Thái đen) cho cô dâu… rất có ý nghĩa và đấy cũng
là nội dung chính của cuộc hôn lễ mà thời gian tiến hành diễn ra nhanh gọn, ít
nhân lực và ít tốn kém… cần được bảo tồn và phát huy.
Những
nội dung không phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội sẽ tự loại bỏ như: ở
rể, vòng cổ, vòng tay, dây sợi tích, cúc bướm… hoặc ăn uống kéo dài hai ngày
đêm tốn kém, hại sức khoẻ, mất thời gian… nay không còn nữa, cũng là bước tiến
bộ của dân tộc Thái.
Dân
tộc Thái dễ tiếp thu và bắt chước cái mới; Bắt chước cách tổ chức hôn lễ ở thị
xã, thành phố, song nó cũng không phải mô hình chuẩn mực… nên đã phá vỡ những
nét đẹp truyền thống của dân tộc; hiện nay khâu tuyên truyền về việc cưới, việc
tang mới dừng lại ở: phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí… nhưng thực tế
chưa có mô hình hay hướng dẫn, áp dụng, cần phải được nghiên cứu để tuyên truyền
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét