Tết truyền thống của người Thái được tổ chức theo Phật lịch ngày 13, 14 tháng tư dương lịch, thể hiện niềm mong ước hạnh phúc, sum vầy, con người tôn trọng nhau và tôn sùng đức Phật. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng…những người càng được té nhiều nước càng may mắn. Lễ hội này có nét giống Lào và Campuchia , tuy nhiên mỗi nước có nghi thức chi tiết khác nhau.
Năm mới Songkran (Té nước) tổ chức từ 3 đến 4 ngày, còn ở miền Bắc thì kéo dài từ 5 đến 6 ngày và được gọi là Pi Mày.
Ngày thứ nhất của năm mới được kêu là Wăn Da – ngày chuẩn bị, ở miền Bắc gọi là Sankranti và miền Trung là Maha Songram.
Buổi sáng dành cho việc dâng đồ ăn lên chùa và tặng những người cao tuổi. Ở miền Bắc, mọi người làm bánh bằng bột gạo có đường màu nâu.
Ngày xưa có tập tục để đồ ăn nóng vào các ống tre, nứa rồi buộc vào các gốc cây cho các linh hồn lang thang cùng hưởng. Khắp nơi vang lên tiếng súng xua đuổi tà ma, quỷ dữ. Ngày nay tiếng súng được thay bằng những tràng pháo giòn tan. Người dân có tục tắm rửa, giặt giũ, gội đầu thật sạch sẽ, làm vệ sinh nhà cửa để rửa bỏ những nhơ bẩn suốt năm qua.
Ngày thứ hai có tên là: Wăn Nao. Nhà nhà đem cát tới chiếc sân nhỏ của chùa đổ thành những hình Chêđi (tháp) sau đó mang rải khắp khu vực chùa. Nhờ hành động đầy tính nhân văn cao đẹp này, mỗi năm khu vực chùa ngày một cao hơn, sạch đẹp hơn. Vào ngày này, dân chúng cũng đua nhau thảnhững chú sẻ nhỏ và các con vật khác bị nhốt để tíchđức.
Ngày thứ ba có tên là: Wăn Phya ở miền Bắc và Wăn Taloen Sok ở miền Trung. Vào ngày thứ ba, mọi người thành kính dâng thức ăn lên các sư thầy trong chùa. Nước thiêng hay sompoi được mang đi “tắm” cho các bức tượng Phật. Khắp nơi, người dân hào hứng hòa mình vào lễ hội té nước truyền thống.
Quanh chùa cắm những lá cờ nhỏ giống như các lá cờ cắm tại ruộng vào lúc lúa “mang thai”.
Ngày thứ tư được gọi bằng cái tên: Pak Pi, là ngày dân chúng tới thăm sư, con cái thăm bố mẹ, học trò thăm thầy cô… Người được thăm vẩy nước thiêng lên khách như một hành động ban phúc.
Ngày thứ năm và sáu, các hoạt động của hội vẫn tiếp tục diễn ra hết sức rộn ràng.
Lễ hội Songkran cũng được tổ chức vào ngày 13 tháng tư tại Sanam Luang và đường Kaosan ở Bangkok.
Ngày này có các hoạt động mang tính tôn giáo rất cao cũng như các hoạt đông mang tính cộng đồng rất lớn. Nếu mọi người liều mình đi lại trên đường phố, kết quả sẽ là bị ướt sũng ngay. Nguyên nhân là vì trong dịp này, mọi người có thói quen té nước nhằm cầu may cho nhau . Lễ hội này được tổ chức trong cả nước, nhưng đáng chú ý nhất là ở Sanam Luang, gần Đại điện. Cũng tại Wisut Kasat còn diễn ra một cuộc thi hoa hậu Songkran nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.
Tết té nước của Thái Lan mang tính chất cộng đồng nhiều hơn so với Tết cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc - thường hướng về gia đình. Do đó, lễ hội Songkran là một dịp lý tưởng để du khách tới tham quan và trải nghiệm cùng ngày hội lạ lẫm này. Hãy làm giàu và phong phú thêm kiến thức của mình bằng những chuyến đi đầy tính khám phá này, bên cạnh đó bạn sẽ còn có dịp học hỏi nhiều điều mới lạ và hay ho từ những con người thân thiện nơi đây
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét