Mỗi ngày có hàng nghìn nắm cơm trắng tinh,
thơm dẻo của người dân Lạc Đạo (Văn Lâm, Hưng Yên)
mang vào thành phố. Nghề làm cơm nắm đã có ở đây hơn 20 năm.
16h hàng ngày, bà Liên (53 tuổi, xóm Ngọc, Lạc Đạo) bắt đầu
nhóm lò. Khi chiếc bếp đầu tiên rực lửa, bà bê rá gạo 10 kg, trút vào xoong
nước sôi trào, dùng đũa cả khuấy đều. Vừa trông nồi cơm, bà vừa canh 4 chiếc bếp
lò khác cho than lên đều. Chốc chốc, bà chạy ra cửa hóng tí gió, rồi lại quay
trở về trông nồi cơm. Bà ghì sức lên đôi bàn tay, đảo cơm đều từ trên xuống
dưới để chín đều, và không bị bén cháy. Từ lúc đổ gạo, đến khi nồi cơm chín
nục, bà phải đảo như thế khoảng chục lần, và càng về sau nồi cơm càng đặc, càng
phải nặng tay hơn.
“Gần đây, nhà tôi chuyển sang nấu bếp than, tốn kém nhưng
nhàn hơn, cơm đủ nhiệt chín nục hơn. Trước kia nấu củi, bồi rơm, hay mùn cưa
cực lắm”, bà nói.
Bí quyết quan trọng nhất để
có cơm nắm ngon là cần phải nhiều nhiệt.
Mất 2 giờ nồi cơm
mới đạt chuẩn. Lúc này những thành viên khác cũng đi làm về. Cả nhà 5 nhân lực
thay nhau dùng sức nện chày vào nồi cơm cho nhuyễn. Kỹ thuật nắm cơm không mấy
phức tạp, những đôi bàn tay thoăn thoắt xúc từng muỗng cơm nhỏ cho vào mảnh vải
trắng có độ co dãn, vần lên, nện xuống, chừng một phút đã xếp ra chõng tre một
nắm cơm tròn dẹt, trắng, vẫn còn ngút khói. Người nắm cơm, người gói thành
những công đoạn nối nhau, như cỗ máy. Trong khi đó, những xoong cơm khác vẫn
đang sôi sục trên bếp lửa hồng.
Thời đó Lạc Đạo có
ga xe lửa, mỗi ngày dừng đỗ vài lần rất tấp nập. Ngày ngày cụ Đảo cứ làm vài kg
gạo, quẩy hai cái bị cơm nắm lên tàu. Lâu rồi thành quen, những người làm xe
lửa quen thân với bà đến độ, có hôm bà vướng con mọn ra muộn, họ vẫn không ngần
ngại chờ vài phút. “Các cô chú làm xe lửa thích ăn cơm của tôi lắm. Họ mua
vài nắm, rồi còn mua về nhà làm quà nữa. Người ở các chợ, các công sở cũng ăn
nhiều. Kiếm được tiền, mấy mẹ con tôi ham lắm”, bà nhớ lại.
Cơm nắm dần thịnh
hành, đến một ngày cụ Đảo không đi bán rong nữa mà sản xuất số lượng lớn bán
buôn cho những người đi chợ. Vào thời cao điểm, mỗi ngày nhà cụ làm đến cả tạ
gạo. “Cái sân này, ngày đó chật kín xe đạp đến mua cơm nắm đi chợ. Có người
trực từ lúc tôi đang nấu, quan sát kỹ mọi công đoạn rồi về bắt chước làm”, bà
cụ hồi tưởng.
Cơm nắm Lạc Đạo
thịnh hành nhiều vào mùa hè. Ngoài để ăn sáng, ăn trưa, nhiều nơi còn đặt làm
cỗ cưới, lễ chùa, đi dã ngoại hay là đồ nhậu được quý ông ưa thích ngày nắng.
Đây là món ăn vừa tiện ích, kinh tế, lại an toàn thực phẩm.
Mấy chục năm nay,
nghề cơm nắm mang lại cuộc sống ổn định cho người dân Lạc Đạo. Nhờ nó mà nhiều
nghề khác cũng phát triển ở đây như nghề giò chả, bánh chưng, bánh dày…
Theo: Ngôi sao
Mỗi vùng miền có những món
ăn đặc sản khác nhau. Không phải ai cũng biết những món ăn ngon, lạ này khi đến
những vùng đó mà không có người hướng dẫn. Chuyên mục Ẩm Thực ra đời nhằm giúp
cho mọi người có cái nhìn tổng quan về các món ăn của từng vùng, có cơ hội một
lần đến có thể thưởng thức được tinh hoa của mỗi nơi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét