Lễ hội Gầu tào là một lễ hội độc đáo ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang. Lý do để tổ chức lễ hội Gầu tào rất đa dạng. Một gia đình nào đó có đủ điều kiện kinh tế nhưng không có con, có ít hoặc sinh con một bề, nhân dịp tết, ông chủ nhà đứng ra tổ chức lễ hội Gầu tào. Gia đình khác kinh tế ban đầu tuy khá giả nhưng vì nhiều lý do nên làm ăn lụn bại hoặc con cháu ốm yếu, vật nuôi thui chột, cũng nhân dịp tết, chủ nhà tổ chức lễ hội Gầu tào.
Lễ Hội Gầu tào là một lễ hội độc đáo ở vùng biên giới tỉnhHà Giang. Lý do để tổ chức lễ hội Gầu tào rất đa dạng. Một gia đình nào đó có đủ điều kiện kinh tế nhưng không có con, có ít hoặc sinh con một bề, nhân dịp tết, ông chủ nhà đứng ra tổ chức lễ hội Gầu tào. Gia đình khác kinh tế ban đầu tuy khá giả nhưng vì nhiều lý do nên làm ăn lụn bại hoặc con cháu ốm yếu, vật nuôi thui chột, cũng nhân dịp tết, chủ nhà tổ chức lễ hội Gầu tào.
Dù tổ chức lễ hội với mục đích nào, cầu phúc hay cầu mệnh thì gia chủ cũng đều phải dựa vào ông thầy cúng, người thay thế chủ nhà giao tiếp với tổ tiên hoặc thổ công. Thông thường, chủ nhà tổ chức lễ hội liền trong 3 năm, mỗi năm từ 3 - 5 ngày. Nếu muốn gộp lại trong 1 năm thì phải kéo dài ngày hội 10 - 12 ngày.
Nghi lễ cúng được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên vào chiều 30 tết và kết thúc vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4. Lễ vật trên mâm cúng khá đơn giản bao gồm con gà, cơm, rượu, hương, giấy bản, bánh dày, bánh chưng. Phần hội được tổ chức trong các ngày mùng 3, mùng 4 hoặc mùng 5.
Lễ hội Gầu tào mở ra nhằm một trong hai mục đích là cầu phúc hoặc cầu mệnh.
Thông thường, gia chủ tổ chức lễ hội Gầu tào trong ba năm liền, mỗi năm từ 3 - 5 ngày. Trong trường hợp chỉ làm một năm, lễ hội sẽ kéo dài tới 10 - 12 ngày. Ngay từ ngày 25 - 26 tết, các chàng trai trong bản đã đi chặt tre để dựng cây nêu.
Cây nêu được trồng ở một quả đồi thoai thoải hay ở một bãi đất bằng phẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn làm trung tâm lễ hội. Trên ngọn cây nêu treo một bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh. Sự xuất hiện của cây nêu báo hiệu cho cả bản biết năm nay sẽ có gia đình tổ chức lễ hội Gầu tào.
Thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn tổ tiên, trời đất, thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn nêu tưới khắp các hướng của đồi núi. Mảnh vải đỏ được gỡ xuống đem về treo ở cửa ra vào, ngụ ý cầu xin sự chở che của thần cửa.
Rượu thịt sau khi làm lễ Gầu tào được đem vào bếp làm thịt mừng ngày hội.
Sau vài lời tuyên bố lý do mở hội của gia chủ, trai gái Mông trong các bộ y phục dân tộc rực rỡ sắc màu, vòng tay, vòng cổ lấp lánh cùng nhau hát những bài hát chúc tụng, những bài hát vui, bài hát giao duyên tình cảm.
Điệu khèn của chàng trai Mông bao giờ cũng được cất lên đầu tiên khai mở hội sau lễ cúng. Nhịp chân bước theo điệu khèn mang xuân về bản làm lòng người ngất ngây.
Họ vui đùa, trò chuyện, chơi các loại nhạc cụ dân tộc như thổi kèn lá, sáo, khèn môi, kéo nhị, múa khèn.
Các trò chơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy, leo cột mỡ tạo nên không khí ngày hội hấp dẫn.
Người thắng trèo lên cột được mời 3 cốc rượu. Theo người Mông, nếu người thắng cuộc không uống là có ý khinh thường gia chủ và sẽ không gặp may mắn.
Chính vì thế mà ai cũng cố uống hết, hầu hết các chàng trai khi ra về đều trong hơi men cay nồng nồng.
Nhiều người được tham gia vào các trò chơi truyền thống của người Mông, có thể nói lễ hội Gầu tào không chỉ là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tâm linh, mà còn là nơi để người Mông thỏa mãn nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.
Thắng cố, rượu ngô... là những món ăn không thể thiếu đối với người Mông, đặc biệt là trong hội Gầu tào.
Tổng hợp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét